Vai trò của giáo dục KHOA HỌC TÂM THỨC trong thời hiện đại

☄️Chúng tôi rất tự hào về mảnh đất hòa bình, thịnh vượng có tính chất hợp nhất dù vẫn tồn tại sự đa dạng trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi được thừa hưởng một di sản năng lực tâm linh quý giá cùng các chương trình đào tạo bậc cao đã thu hút nhiều học giả và các nhà khoa học toàn cầu từ nhiều thời đại đến học hỏi và nghiên cứu. Các nhà hiền triết vĩ đại, các vị thánh, các nhà tiên tri, các triết gia cùng nhiều vị khác đã mang nền giáo dục và văn hóa tâm linh của chúng tôi băng qua các vùng đại dương đi khắp nơi.


☄️Với một quá khứ rạng ngời như vậy, không gì ngoài mối quan tâm tự nhiên của tất cả chúng tôi là giữ vững cũng như liên tục hoàn thiện và phát triển những giá trị tinh thần đạo đức cao đẹp này. Chúng tôi nhận thấy hòa bình và bất bạo động là những khía cạnh cần được cải thiện trong xã hội hiện nay bởi xã hội dường như không được bình yên và hạnh phúc. Rất nhiều bất ổn và bạo lực đang len lỏi vào đời sống xã hội. Có thể có nhiều lý do cho tình trạng này, nhưng nổi bật nhất chính là vì thiếu những chương trình giáo dục về Khoa Học Tâm Thức trong hệ thống giáo dục cũng như lối sống con người hiện đại đã kích hoạt dạng thức rối loạn này.


☄️Việc học các môn khoa học vật lý và các ngành khoa học thực tiễn tập trung chủ yếu vào việc kiếm tiền và sở hữu vật chất. Người ta nghĩ đến niềm hạnh phúc khi đạt được mục tiêu và sở hữu vật chất. Hạnh phúc dựa trên vật chất có thể tan biến theo chính vật chất đó. Tiền không phải là nguồn gốc của hạnh phúc cũng không phải là nỗi buồn. Cái tốt và cái xấu của đồng tiền tỷ lệ thuận với cái hay và cái dở của cá nhân xử lý nó. Mặc dù vậy, ngày càng rõ ràng là chúng ta đã vô tình có xu hướng bỏ qua các giá trị nhân văn. Các giá trị luân lý hay đạo đức ngày càng giảm sút. Chúng ta bắt đầu đánh mất đi các giá trị đạo đức và tinh thần của một trái tim nhân hậu, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, sự đoàn kết v.v. để cùng tồn tại trong xã hội. Chúng ta quên rằng chính sự tôn trọng và tôn kính là bản chất của sự hợp nhất và hòa hợp. Không ai có thể hạnh phúc nếu coi thường những giá trị này.


☄️Con người luôn luôn lo lắng khi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan không biết phải kiếm sống bằng cách nào. Sự rõ ràng về những gì nên làm và những gì không nên làm là một khía cạnh mà con người thường xuyên bối rối. Ảo tưởng là sự nhầm lẫn giữa cái này với cái khác. Ảo tưởng là dù có kiến thức nhưng chúng ta lại làm theo cái sai. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng vi phạm luật pháp và bạo lực dù ở qui mô nhỏ hay lớn. Tình trạng này xảy ra ở khắp nơi, trong các ngôi nhà, khu chợ, thị trấn, tiểu bang, quốc gia và mọi nơi trên thế giới với các cuộc xung đột quốc tế đang hoành hành. Kết quả của việc này thể hiện rõ ràng ở sự bất hòa, tranh cãi và khi hiểu lầm lên đến đỉnh điểm, những cuộc hỗn chiến bạo lực và sự phẫn nộ của công chúng diễn ra và thường dẫn đến thiệt hại về nhân mạng. Theo đó, khủng bố xảy ra thậm chí gây ra trạng thái hỗn loạn còn đáng sợ hơn nữa.


☄️Do đó, Khoa Học Tâm Thức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc đánh bật những khía cạnh tăm tối như vậy ra khỏi đời sống con người. Giá trị tinh thần không phải là thực hành tôn giáo, mà là khoa học cơ bản về lương tâm và sự tồn tại của con người. Khoa học này bao hàm con người và vật chất. Bộ môn này dạy chúng ta về JNANA (Trí tuệ tâm linh) và KARMA (Sự xuất sắc trong hành động) và đây là những điều cần thiết cho mọi người không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp hay tín ngưỡng.


☄️Nhiệm vụ của chúng tôi là đẩy mạnh việc học tập đạo đức và tâm linh trong thời đại này để tận hưởng niềm hân hoan của sự hợp nhất như trong quá khứ. Chúng ta cần những giá trị tâm linh để đóng vai trò cao hơn.


☄️Khoa Học Tâm Thức là sự giảng dạy về đạo đức để cứu nhân loại khỏi tất cả các loại phiền não về tinh thần do ảo tưởng gây ra, và ảo tưởng về bản chất có vai trò tiêu cực trong cuộc sống của một người nếu không được hiểu đầy đủ.


☄️Nhiều triết gia cho rằng mọi khổ đau của nhân loại đều có thể dập tắt bằng Tình yêu thương. Mỗi người cần yêu tất cả mọi người. Bản chất Tình Yêu của con người là thiêng liêng. Hợp tác cùng nhau hay gắn kết thân thiện là bản chất thực sự của ý thức. Tất cả chúng ta là một và được thống nhất bởi Bản thể. Nhưng chúng ta bị chia rẽ vì tính nhị nguyên của tự nhiên. Nếu chúng ta hiểu được điều này, sự phân chia sẽ biến mất giữa chúng ta và chúng ta sát cánh cùng nhau. Chúng ta nhận ra sự thật về sự hợp nhất trong sự tồn tại của chúng ta, điều mà tổ tiên chúng ta đã dạy trong các sách tâm linh.


☄️Hãy cùng thảo luận về mức độ chúng ta biết chúng ta là ai. Chúng ta cần phân tích các từ ‘You’ (Bạn) và ‘I’ (Tôi). Cả hai từ đều là đại từ. Chúng không phải là danh từ. Nhưng chúng ta đã sử dụng chúng để chỉ tên hoặc danh tính của chúng ta, chẳng hạn như Rama, Krishna, v.v. Nếu từ “You”là viết tắt của Rama, và “I” là viết tắt của Krishna, thì những người khác sẽ không có phạm vi sử dụng ‘I’ hoặc ‘You’ vì chúng được sử dụng cho ‘Krishna’ và ‘Rama’ tương ứng. Nhưng, cả hai từ đều được mọi người và mọi nơi trên thế giới sử dụng. Vì vậy, không cần phải nói rằng những từ “You” và “I” này không có nghĩa là tên của các cá nhân, mà hàm chứa trong đó ý nghĩa khác. Vậy thì, chúng ta cần tham khảo ý nghĩa chính xác của từ tiếng Anh ‘I’ trong Từ điển tiếng Anh. Ở đó, từ “I” được định nghĩa là “Ý thức tự thân”. Chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng ý nghĩa “Ý thức tự thân” phù hợp hơn là khi “I” mang nghĩa là tên hay danh tính của một người, vì “Ý thức tự thân” tồn tại trong cá nhân người đang sử dụng từ này. Để làm rõ hơn, ông Rama có “Ý thức tự thân” trong ông, cái được gọi là chính ông. Krishna cũng vậy, có “Ý thức tự thân” trong ông. Cả Rama và Krishna đều có thể sử dụng ‘I’ vì cả hai đều có “Ý thức tự thân” . Giả định cũng giống như vậy với từ “You”. Bạn có “Ý thức tự thân” và có thể xưng hô là “I”. Khi tôi xưng hô với bạn, tôi gọi bạn là “You”, “You” có nghĩa là “chính bạn” chứ không phải tên của bạn. Tôi có thể gọi nhiều người là “You” vì nó đề cập đến “Ý thức tự thân” trong họ chứ không phải tên gọi của họ. Từ “He” “Anh ấy” cũng là đại diện cho “Ý thức tự thân” trong anh ấy. Từ “It” ‘Nó’ cũng đại diện cho “Ý thức tự thân” bên trong ‘chính nó’. Bây giờ bạn có thể thấy rõ là những từ trên khác nhau nhưng ý nghĩa giống nhau. Vì vậy, dạng danh từ “I” (Tôi) trên thực tế là “Self”(Bản Thể) chứ không phải là tên gọi cũng như cơ thể vật chất. Đó là “Ý thức tự thân”. “I” là “Ý thức tự thân”.

Phân tích “I” và “You”:

I (Tôi)= Self (Bản thể)= My self (Bản thể của tôi)

You (bạn)= Self ( Bản thể )= Your self ( Bản thể của bạn)

He (anh ấy)= Self ( Bản thể )=His self ( Bản thể của anh ấy)

She (cô ấy)= Self ( Bản thể )= Her self ( Bản thể của cô ấy)

It (nó)= Self ( Bản thể )= Its self ( Bản thể của nó)

Hay nói cách khác: I (tôi)= You (bạn)= He (anh ấy) =She (cô ấy)= It (nó) = Self ( Bản thể )
Trong kinh Vệ Đà, nó được nhấn mạnh như sau:

Ahm! äüaiSm= Aham Brahmäsmi = I am Brahman = ‘ I ’is Self

Aham + Brahman + Asmi

tTvm! Ais = Tatvam asi = You are That = ‘ You ‘ is Self

Tat + Twam + AsisaehM = Soham = He is Myself = ‘ He’ is Self

SaH + AhamtTst! = Tat sat = That is That = ‘ It ‘ is Self

Tat + Sat

☄️Từ những điều trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng Tất cả chúng ta đều giống nhau! Chúng ta được kết nối với nhau bởi Bản Thể bên trong chúng ta. Cơ thể của chúng ta khác nhau và hành động của chúng ta có thể khác nhau, nhưng về cơ bản, năng lượng của chúng ta là giống nhau và giống với Bản Thể bển trong mỗi chúng ta. Khoa Học Tâm Thức nói rằng nếu chúng ta HỢP NHẤT TÂM TRÍ của mình với BẢN THỂ bên trong, chúng ta sẽ thấm nhuần những phẩm chất thiêng liêng của Bản Thể và tất cả chúng ta đều hoạt động trên những dòng trí tuệ tương tự nhau.

☄️ Vậy Bản thể là gì? Các thuộc tính của Bản Thể là “Satyam-Jnanam-Anantham”. Về cơ bản, chúng ta “Trung thực, Thông thái và Vô hạn”. Tất cả chúng ta đều có thể có được những phẩm chất này nếu chúng ta học Khoa Học Tâm Thức và thực hành “Dhyanam” tức là “Thiền” trong tiếng Anh. Thiền là cửa ngõ của Trí Tuệ Tâm Linh, có Tình Yêu, Trí Tuệ và Hiệu Suất Vô Hạn. Chúng ta vượt trội trong các lĩnh vực vật chất và tinh thần. Hình mẫu điển hình trong trường hợp này là Ngài Mahan Vyakti hay Jagadguru.


☄️Do đó, chúng ta có thể chuyển hướng năng lượng của mình vào việc biến xã hội của chúng ta trở thành thiên đàng của hạnh phúc và hòa bình, không có bạo lực trên hành tinh trái đất này một khi chúng ta bắt nhịp với Khoa Học Tâm Thức. Nhất thiết cần phải học về thế giới tâm thức, đó là vị cứu tinh duy nhất để xua tan những đau khổ và nỗi buồn của con người mãi mãi, như Swami Vivekananda đã đề cập trong các tác phẩm của Ngài.


☄️Học viện Khoa học Tâm Thức Kim tự tháp đã phát hành sách giáo khoa dành riêng cho trẻ em từ lớp 6 đến lớp 12 và các lớp cấp bằng ở bậc Cao Đẳng, Đại Học, Thạc Sỹ và Tiến Sỹ. Chúng tôi đã nỗ lực xây dựng hệ thống các giá trị nhân văn với các phương tiện hiện có. Điều cần làm hiện nay là đưa những giá trị này vào các chương trình giáo dục hiện đại.


⭐️Biên dịch từ bài viết của tiến sĩ Sivaramappa, Viện Trưởng viện Khoa Học Tâm Thức Kim Tự Tháp Ấn Độ⭐️

Tìm hiểu về khóa học Khoa Học Tâm Thức tại:

https://www.khoahoctamlinh.edu.vn/courses/khoa-hoc-tam-thuc

Leave a comment